Entity SEO không còn là khái niệm quá xa lạ đối với các SEOer. Nhưng đối với những người mới bắt đầu hay chưa có kinh nghiệm thì việc triển khai Entity SEO gặp khá nhiều khó khăn và website không lên nổi trang nhất. Chính vì vậy, trong bài viết này Peak Agency sẽ chia sẻ hết cho bạn kiến thức về Entity SEO là gì cũng như cách triển khai hiệu quả. Bắt đầu thôi nào!
Mục lục bài viết
- Entity là gì?
- Entity Building là gì?
- Vì sao Entity lại quan trọng trong SEO?
- Cách xây dựng Entity SEO hiệu quả (cốt lõi)
- Lời kết
Entity là gì?
Entity có nghĩa là (thực thể) có thể là bất cứ thứ gì đáp ứng bốn yếu tố: đơn lẻ, duy nhất, được xác định rõ ràng và có thể phân biệt được với các thực thể khác. Vì vậy, thực thể không chỉ giới hạn ở các đối tượng vật lý như con người, địa điểm hay sự vật, mà còn có thể là những khái niệm trừu tượng như màu sắc, khái niệm, ý tưởng, ngày tháng hay các dịp lễ hội đặc biệt.
Entity không chỉ đơn thuần là một từ hay cụm từ. Khác với keyword, vốn chỉ là một tập hợp các ký tự cụ thể trong một ngôn ngữ, Entity mang ý nghĩa sâu sắc hơn, đại diện cho khía cạnh ngữ nghĩa hoặc chủ thể được diễn đạt qua ngôn từ. Điều đặc biệt ở Entity là nó vượt qua ranh giới ngôn ngữ, không bị giới hạn hay phụ thuộc vào sự khác biệt giữa các quốc gia.
Ví dụ:
- “Quả táo” – Là một từ dùng để chỉ một loại trái cây quen thuộc trong tiếng Việt.
- “Apple” – Là từ tiếng Anh cũng mang nghĩa chỉ quả táo.
Mặc dù hai từ này thuộc hai ngôn ngữ khác nhau, nhưng cả hai đều đề cập đến cùng một thực thể (Entity) là quả táo. Bạn có thể hiểu rằng: Entity không chỉ đơn thuần là từ ngữ, mà chính là đối tượng hoặc khái niệm mà từ ngữ đó đại diện. Nhưng từ “Apple” còn mang một ý nghĩa khác, đó là để chỉ Tập đoàn Apple (một công ty công nghệ nổi tiếng). Để dễ hình dung hơn, bạn hãy thử nhập từ khóa “Apple” lên thanh công cụ tìm kiếm và xem các kết quả trả về, chắc chắn bạn sẽ thấy rõ sự đa nghĩa của từ này.
Entity Building là gì?
Entity Building là quá trình tạo dựng mức độ nhận diện và hiểu biết về một hoặc nhiều thực thể liên quan đối với cả người dùng lẫn Google trên môi trường internet. Điều này giúp Google dễ dàng nắm bắt và nhận diện rõ ràng thực thể chính cùng các thực thể liên quan mà bạn muốn đề cập trong bài viết cũng như trên toàn bộ website của bạn.
Để xây dựng một hệ thống Entity Building hiệu quả, bạn cần quan tâm đến các yếu tố cốt lõi sau đây:
- Business Entity: Đây là thực thể đại diện cho doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh doanh của bạn, đóng vai trò trung tâm trong toàn bộ hệ thống.
- Personal Entity: Bao gồm các cá nhân liên quan trong doanh nghiệp, chẳng hạn như nhà sáng lập, CEO, đội ngũ nhân sự, hoặc tác giả bài viết được nhắc đến trên website.
- Central Entity & Attribute: Thực thể chính của nội dung mà bạn muốn tập trung phát triển, cùng với các thuộc tính đi kèm để làm rõ và bổ sung ý nghĩa.
- Entity Network: Hệ thống mạng lưới các mối quan hệ giữa các thực thể mà bạn triển khai, giúp xây dựng sự kết nối và liên kết chặt chẽ.
- Semantic Content: Là các nội dung có tính bổ trợ lẫn nhau, giúp làm rõ và tăng giá trị cho thông tin được cung cấp.
- Links Entity: Tạo sự liên kết giữa các thực thể thông qua các đường dẫn, thúc đẩy khả năng kết nối và tính liền mạch trong hệ thống.
- Schema Markup: Xây dựng dữ liệu có cấu trúc để hỗ trợ công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu và xử lý thông tin của bạn hơn.
- Broadcast Social Network: Tận dụng mạng xã hội để lan tỏa nội dung, mở rộng phạm vi tiếp cận và nâng cao độ nhận diện thương hiệu.
Vì sao Entity lại quan trọng trong SEO?
Vào ngày 26 tháng 9 năm 2013, Google đã tiến thêm một bước quan trọng trong hành trình trở thành công cụ tìm kiếm hàng đầu với bản cập nhật Hummingbird. Trong bài blog trực tiếp của Danny Sullivan về thuật toán này, anh đã giải thích cách Google nhanh chóng áp dụng công nghệ Web ngữ nghĩa, đồng thời vẫn giữ lại những yếu tố cốt lõi của thuật toán trước đó.
Hummingbird là giải pháp của Google nhằm chuyển đổi từ việc hiển thị kết quả dựa trên liên kết văn bản sang cung cấp câu trả lời chính xác hơn. Hệ thống này hoạt động dựa trên công nghệ ngữ nghĩa, tập trung vào việc hiểu ý định của người dùng thay vì chỉ dựa vào các cụm từ tìm kiếm. Nói cách khác, Google ưu tiên các thực thể hơn là từ khóa khi xếp hạng trang web.
Vì vậy, việc xây dựng Entity đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược SEO. Qua nhiều dự án SEO áp dụng Entity Building, chúng tôi nhận thấy rằng:
- Entity giúp Google dễ dàng xác định và hiểu rõ thực thể mà bạn muốn truyền tải, từ đó hiểu sâu hơn về website của bạn.
- Tăng cường thứ hạng từ khóa, đặc biệt là với các trang được tối ưu hóa bằng Entity.
- Thời gian triển khai nhanh chóng, mang lại hiệu quả rõ rệt chỉ trong vòng 15 – 45 ngày.
- Nâng cao độ tin cậy (trust) của domain đối với Google.
- Đảm bảo tính ổn định và bền vững lâu dài cho website.
- Giúp website phục hồi nhanh chóng trong trường hợp bị đối thủ chơi xấu.
Cách xây dựng Entity SEO hiệu quả (cốt lõi)
Để xây dựng một chiến dịch Entity Building toàn diện và hiệu quả, người làm SEO cần trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Dựa trên nhiều dự án SEO và thực hành về Entity Building. Dưới đây là những yếu tố cốt lõi giúp triển khai Entity SEO thành công cho website.
1. Đồng nhất thông tin doanh nghiệp (NAP)
Peak Agency là một doanh nghiệp thực thể, với các thông tin như: tên công ty, logo, người sáng lập, địa chỉ, số điện thoại, dịch vụ… đều được thống nhất và đồng bộ trên mọi nền tảng internet.
Việc đảm bảo tính đồng nhất này là vô cùng quan trọng. Khi thông tin không được nhất quán, Google sẽ gặp khó khăn trong việc nhận diện và thiết lập các mối liên hệ liên quan đến thực thể đó.
2. Tạo content chất lượng và có giá trị với người đọc
2.1 Sử dụng Keyword LSI
Latent Semantic Indexing (LSI) keywords là các từ hoặc cụm từ có liên quan về mặt ngữ nghĩa và thường xuất hiện cùng nhau trong một ngữ cảnh nhất định. Chúng giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ nội dung của một trang web mà không cần phụ thuộc hoàn toàn vào từ khóa chính.
- Ví dụ: Nếu từ khóa chính là “ô tô”, các từ khóa LSI có thể là: Xe hơi, xe bốn bánh, động cơ, phanh ABS, hộp số, bảo dưỡng, nhiên liệu, giá xe, đại lý ô tô.
Những từ này không đồng nghĩa trực tiếp với “ô tô” nhưng có liên quan chặt chẽ về mặt chủ đề.
Xem thêm: Cách SEO từ khóa
2.2. Tạo dựng ngữ cảnh phù hợp với từ khóa mục tiêu, đồng nhất với cách Google hiểu về nó như một thực thể
Google hiện nay áp dụng một kỹ thuật gọi là liên kết ngữ cảnh để xác định một thực thể dựa trên các mối quan hệ liên quan. Vì vậy, việc xây dựng các liên kết tương tự mà Google có thể nhận diện là điều vô cùng quan trọng nếu bạn muốn trang web của mình đạt thứ hạng cao.
Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần tận dụng tối đa những gì Google đã biết về từ khóa của bạn, nhằm giúp công cụ tìm kiếm hiểu nội dung của bạn một cách nhanh chóng và chính xác. Khi Google hiểu rõ hơn về bạn, cơ hội để trang web của bạn đạt thứ hạng cao sẽ tăng lên đáng kể.
2.3. Phân tích 10 trang xếp hạng cao nhất để phát triển nội dung của bạn
Hiểu rõ đối thủ và làm tốt hơn họ” luôn là một trong những chiến lược SEO hiệu quả nhất. Hãy nghiên cứu kỹ 10 trang web đứng đầu trong kết quả tìm kiếm và trích xuất các từ khóa, nội dung hữu ích để cải thiện và hoàn thiện nội dung trên trang của bạn.
2.4. Đáp ứng mục đích tìm kiếm (Search Intent)
Theo Search Engine Land, mỗi ngày có hơn 5,5 tỷ lượt tìm kiếm trên Google, tương ứng với khoảng 63,000 lượt truy vấn mỗi giây. Đằng sau mỗi thao tác tìm kiếm này là những ý định khác nhau của người dùng, từ mua sắm, tìm kiếm thông tin, đến giải trí,… tất cả được gọi chung là Search Intent – Ý định tìm kiếm.
Mặc dù mỗi người dùng có những ý định tìm kiếm rất đa dạng và phong phú, nhưng việc hiểu và đáp ứng được các ý định đó lại vô cùng cần thiết. Chính vì thế, nếu trang web của bạn không đáp ứng được Search Intent – Ý định tìm kiếm của người dùng, việc đạt thứ hạng cao trên bảng kết quả tìm kiếm của Google gần như là không thể.
3. Sử dụng Scheam Markup để Google dễ hiểu hơn về nội dung của bạn
Schema Markup đóng vai trò quan trọng trong Entity SEO vì nó giúp cung cấp thông tin có cấu trúc về thực thể (doanh nghiệp, sản phẩm, con người, sự kiện, địa điểm, v.v.), giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng nhận diện chủ đề mà bạn đang đề cập đến.
Ví dụ: Nếu bạn viết về Toyota Camry 2024, Google có thể nhầm lẫn với các bài viết liên quan đến Toyota nói chung. Nhưng khi sử dụng Product Schema, bạn đang xác nhận rằng đây là một mẫu xe cụ thể chứ không phải toàn bộ thương hiệu Toyota.
Từ đó, Google hiểu rõ rằng “Toyota Camry 2024” là một sản phẩm thuộc thương hiệu Toyota và không nhầm lẫn với các thực thể khác.
4. Liên kết
Về cơ bản, mỗi thực thể đều có khả năng liên kết với các thực thể khác thông qua những mối quan hệ được thể hiện bằng các liên kết (links). Anchor text đóng vai trò như đại diện của các liên kết này, giúp làm rõ và bổ sung thông tin cho mối quan hệ giữa các thực thể.
5. Kết hợp xây dựng thương hiệu cùng phát triển website
Đừng để việc tập trung phát triển website làm lu mờ thương hiệu của bạn trên các kênh Digital Marketing hay các phương tiện truyền thông khác. Hãy thiết lập một chiến lược marketing tổng thể, đồng bộ để mở rộng độ phủ, nâng cao nhận diện thương hiệu, và củng cố vững chắc vị thế “đế chế” của bạn trên thị trường.
6. Chia sẻ nội dung lên mạng xã hội
Một bước quan trọng không thể thiếu trong việc xây dựng Entity SEO cho website chính là lan tỏa nội dung trên các nền tảng mạng xã hội (Broadcast Social Network). Điều này không chỉ giúp thương hiệu của bạn xuất hiện thường xuyên hơn trên các mạng xã hội mà còn đẩy nhanh quá trình xác thực Entity, góp phần nâng cao uy tín và sự hiện diện của thương hiệu.
Xem thêm: SEO tổng thể là gì?
Lời kết
Qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ Entity SEO là gì và cách triển khai chúng như thế nào rồi đúng không. Bạn thấy rằng, Google ngày càng hoàn thiện và hiểu được ý định tìm kiếm của người dùng hơn. Điều này cho thấy rằng việc xây dựng thực thể (Entity Building) đang dần trở thành một yếu tố cốt lõi, đóng vai trò quan trọng trong việc xếp hạng các trang web.
Vì vậy, ngay từ bây giờ hãy tập trung xây dựng và tối ưu hóa website của bạn như một thực thể mạnh mẽ. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc triển khai Entity SEO cho trang web doanh nghiệp, hãy để Peak Agency đồng hành cùng bạn, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn đạt được hiệu quả cao nhất. Peak Agency cung cấp dịch vụ SEO tại Hà Nội và TP.HCM, đừng ngần ngại liên hệ ngay hôm nay!